Trong công việc và quản lý doanh nghiệp, việc đặt mục tiêu rõ ràng là chìa khóa để đạt được thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thiết lập mục tiêu một cách khoa học và thực tế. Đó là lý do mô hình SMART ra đời – giúp doanh nghiệp và cá nhân xác định mục tiêu cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và có thời hạn. Vậy mục tiêu SMART là gì? Làm thế nào để áp dụng mô hình này để tối ưu hiệu suất công việc? Hãy cùng Talent.vn khám phá chi tiết trong bài viết này!

1. Mục tiêu SMART là gì?

1.1 Khái niệm mục tiêu SMART

SMART là một mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong quản lý công việc, phát triển cá nhân, kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác. SMART là từ viết tắt của 5 từ tiếng Anh, đại diện cho 5 tiêu chí quan trọng giúp mục tiêu trở nên rõ ràng, có thể đo lường và dễ dàng triển khai trong thực tế.

Mô hình SMART giúp bạn chuyển hóa những kỳ vọng mơ hồ thành kế hoạch hành động cụ thể, giúp quá trình làm việc trở nên hiệu quả, minh bạch và có thể đo lường được.

1.2 Nguồn của SMART

Khái niệm mục tiêu SMART được bởi George T. Doran, một nhà tư vấn quản lý người Mỹ giới thiệu lần đầu trong bài viết mang tên “There’s a S.M.A.R.T. Way to Write Management’s Goals and Objectives”, xuất bản trên tạp chí Management Review vào năm 1981. 

Trong bài viết này, Doran đã đề xuất một khung tiêu chí giúp các nhà quản lý thiết lập mục tiêu một cách hiệu quả hơn, tránh tình trạng đặt mục tiêu quá chung chung hoặc thiếu khả năng đo lường.

Ban đầu, ý tưởng của ông được thiết kế để hoạt động quản trị doanh nghiệp, nhưng sau đó mô hình SMART nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, phát triển cá nhân, marketing hay quản lý dự án….

Mô hình Smart là gì

2. 5 yếu tố trong mục tiêu SMART

Như đã chia sẻ ở trên, mô hình SMART có sự kết hợp của 5 yếu tố, cụ thể như sau:

2.1 S – Specific (Cụ thể) – Mục tiêu càng rõ ràng, khả năng thực hiện càng cao

Khi đặt ra mục tiêu, nó cần phản ánh được bạn muốn đạt được điều gì, tại đâu, với ai và liên quan đến điều gì. Việc càng chi tiết sẽ giúp bạn tập trung đúng hướng, tránh hiểu nhầm hoặc hành động lan man.

Khi đặt mục tiêu, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi sau:

2.2 M – Measurable (Đo lường được)

Nếu mục tiêu không đo lường được, bạn sẽ không biết mình có đang tiến bộ hay không. Do vậy, mục tiêu cần có các chỉ số định lượng rõ ràng để đánh giá hiệu quả. Việc này giúp bạn theo dõi tiến độ và biết khi nào mục tiêu đã hoàn thành.

2.3 A – Achievable (Khả thi) – Mục tiêu không nên quá viển vông

Khi đặt mục tiêu cho cá nhân hay cho doanh nghiệp, bạn cần cân nhắc xem mục tiêu có khả năng thực hiện dựa trên năng lực, nguồn lực và thời gian hiện có không. Đừng đặt mục tiêu “vượt quá sức” gây áp lực, nhưng cũng đừng đặt quá dễ khiến thiếu động lực.

Ví dụ về mục tiêu không khả thi như sau: “Tăng doanh thu lên gấp 10 lần trong 1 tháng.” Rõ ràng, đây là một mục tiêu khó có thể đạt được và không khả thi trong doanh nghiệp.

2.4 R – Relevant (Liên quan) – Mục tiêu có ý nghĩa và liên kết với định hướng tổng thể

Dù mục tiêu có cụ thể, đo lường và khả thi nhưng nếu không gắn liền với định hướng của tổ chức/cá nhân thì cũng dễ trở nên “lạc quẻ” hoặc không mang lại giá trị thực sự.

Để đạt ra mục tiêu có sự liên quan, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi như:

2.5 T – Time-bound (Có thời hạn) – Mục tiêu cần có deadline

Việc đặt thời hạn giúp tạo áp lực tích cực, từ đó thúc đẩy hành động, ưu tiên công việc và đánh giá hiệu quả đúng thời điểm. Nếu không có thời hạn, chúng ta sẽ không biết khi nào nó hoàn thành, trì hoãn quá lâu cũng gây ra nhiều thiệt hại về nguồn lực và kinh phí của doanh nghiệp.

Mục tiêu Smart

3. Ý nghĩa của mục tiêu SMART đối với doanh nghiệp

Mục tiêu SMART không chỉ là một phương pháp đặt mục tiêu – mà còn là kim chỉ nam giúp bạn làm việc có định hướng, có kế hoạch và có kết quả rõ ràng.

4. Nguyên tắc khi đặt mục tiêu SMART

Khi đặt mục tiêu SMART, doanh nghiệp cần chú ý một số nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc Smart

5. Một số ví dụ về mục tiêu SMART trong doanh nghiệp

Để dễ dàng hình dung về mục tiêu SMART, bạn có thể tham khảo một số ví dụ cụ thể như sau:

5.1 Mục tiêu SMART trong bộ phận Marketing

Mục tiêu đặt ra: Tăng tỷ lệ chuyển đổi từ chiến dịch quảng cáo Google Ads từ 3% lên 5% trong vòng 2 tháng, thông qua tối ưu nội dung và từ khóa quảng cáo.

5.2 Mục tiêu SMART trong bộ phận Kinh doanh (Sales)

Mục tiêu đặt ra: Tăng doanh số sản phẩm A thêm 15% trong quý II (từ tháng 4 đến tháng 6) tại thị trường miền Bắc thông qua việc mở rộng tệp khách hàng doanh nghiệp SME.

5.3 Mục tiêu SMART trong bộ phận Chăm sóc khách hàng (CSKH)

Mục tiêu đặt ra: Giảm tỷ lệ khách hàng khiếu nại xuống dưới 5% mỗi tháng trong quý II, bằng cách cải tiến quy trình phản hồi và đào tạo kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ CSKH.

5.4 Mục tiêu SMART trong bộ phận Nhân sự (HR)

Mục tiêu đặt ra: Rút ngắn thời gian tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh từ 30 ngày xuống còn 20 ngày, trong vòng 3 tháng tới thông qua việc cải tiến quy trình phỏng vấn và mở rộng kênh tuyển dụng.

6. Về phần mềm Base Goal – Giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý mục tiêu toàn diện, hiệu quả

Việc đặt mục tiêu theo mô hình SMART là bước khởi đầu quan trọng, nhưng để đảm bảo mục tiêu được triển khai đồng bộ, theo dõi sát tiến độ và điều chỉnh kịp thời, doanh nghiệp cần một công cụ quản lý mục tiêu mạnh mẽ và trực quan. Base Goal – phần mềm quản lý mục tiêu được phát triển bởi đội ngũ Base.vn chính là giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện điều đó một cách bài bản và hiệu quả.

Một số điểm nổi bật của Base Goal có thể kể đến như:

Base Goal cho phép thiết lập và liên kết mục tiêu từ cấp độ công ty đến từng bộ phận, cá nhân. Nhờ đó, toàn bộ tổ chức được căn chỉnh theo cùng một hướng đi, tránh rời rạc và đứt gãy trong thực thi mục tiêu.

Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mục tiêu theo nhiều phương pháp hiện đại như SMART, OKRs, KPIs, dễ dàng lựa chọn hoặc kết hợp linh hoạt tùy theo chiến lược của từng doanh nghiệp.

Base Goal giúp nhà quản lý và nhân sự chủ động theo dõi tiến độ từng mục tiêu, từng chỉ số cụ thể, với báo cáo trực quan, biểu đồ phân tích và tính năng cảnh báo khi mục tiêu có dấu hiệu trễ hạn hoặc không đạt kỳ vọng.

Khi mục tiêu được phân rã rõ ràng, có người phụ trách cụ thể, có deadline và được cập nhật liên tục trên hệ thống, nhân sự sẽ có động lực và cam kết mạnh mẽ hơn trong việc hoàn thành mục tiêu cá nhân – đồng thời đóng góp vào thành quả chung của tổ chức.

Không cần chờ đến cuối quý hay cuối năm mới ngồi rà soát hiệu quả – với Base Goal, doanh nghiệp có thể review mục tiêu liên tục, đưa ra điều chỉnh chiến lược nhanh chóng và ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế, không cảm tính.

Để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp, bạn có thể để lại thông tin dưới đây.

Base Goal

7. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về mục tiêu SMART đang được rất nhiều cá nhân và tổ chức áp dụng. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về khái niệm này, từ đó biết cách áp dụng và công việc, cuộc sống để đạt được thành công. Đừng để mục tiêu chỉ dừng ở ý tưởng – hãy bắt đầu xây dựng mục tiêu thông minh để tiến xa hơn trong hành trình phát triển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *