Lương cơ bản

Lương cơ bản là gì? “Hiểu đúng” để “Tính đúng” lương cơ bản

Chia sẻ bài viết
Đăng ký nhận tin

Lương cơ bản là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực nhân sự, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và cách áp dụng chính xác. Đây là mức lương thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để tính các khoản phụ cấp, bảo hiểm và quyền lợi khác. Việc hiểu sai về lương cơ bản có thể dẫn đến những sai sót trong tính toán thu nhập và nghĩa vụ tài chính. Trong bài viết này, Talent.vn sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm lương cơ bản, phân biệt với các thuật ngữ liên quan và hướng dẫn cách tính chính xác theo quy định pháp luật.

1. Lương cơ bản là gì? Hiểu đúng về lương cơ bản

1.1 Khái niệm lương cơ bản

Lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động được hưởng hằng tháng khi làm việc tại một công ty, tổ chức mà không kể đến các khoản cộng thêm như phụ cấp và thưởng. Cần lưu ý, đây là mức lương do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động mà có, chứ không được quy định cụ thể trong Luật Lao động Việt Nam.

Lương cơ bản thường sẽ được thỏa thuận dựa vào tính chất công việc, yêu cầu về trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm cho từng vị trí cụ thể trong doanh nghiệp. Mức lương này được ký kết, ràng buộc cố định trong hợp đồng và là cơ sở để phía công ty, tổ chức tính toán tiền lương định kỳ cho người lao động.

Do không bao gồm các khoản như tiền thưởng, hoa hồng, phụ cấp, tiền làm thêm giờ,… nên thông thường, lương cơ bản sẽ thấp hơn lương thực nhận. Tuy thế, nó không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu mà Nhà nước Việt Nam đã quy định. Đây là mức “sàn” mỗi quốc gia đặt ra để bảo vệ người lao động, giúp họ duy trì cuộc sống với các nhu cầu cấp thiết nhất.

Lương cơ bản là gì

1.2 Phân biệt lương cơ bản và lương cứng

Tuy cùng là mức lương của người lao động cam kết trong hợp đồng nhưng hai khái niệm này mang ý nghĩa khác nhau. Lương cơ bản, như chúng ta đã biết, là khoản tiền thấp nhất mà người sử dụng lao động cần trả cho nhân sự của mình mỗi tháng, chưa tính thêm khoản nào khác. Lương cứng thì có. Trong hợp đồng lao động, lương cứng là tổng của lương cơ bản và các phụ cấp cho từng vị trí như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp công tác.

Trên thực tế, tầm quan trọng của mỗi khái niệm cũng khác nhau theo tính chất công việc. Lương cơ bản là yếu tố đáng lưu tâm đối với người lao động phổ thông, còn lương cứng được quan tâm hơn ở các công việc văn phòng trong công ty hay nhà nước. 

Phân biệt rõ hai khái niệm lương cơ bản và lương cứng sẽ giúp bộ phận nhân sự xây dựng chính sách tiền lương, tính lương cũng như kiểm soát chi phí lao động dễ dàng hơn. Một doanh nghiệp minh bạch về lương thưởng cũng sẽ thu hút và giữ chân nhân tài tốt hơn trong dài hạn.

1.3 Phân biệt lương cơ bản và lương cơ sở

Tuy nghe rất giống nhau và thường gây nhầm lẫn nhưng lương cơ bản và lương cơ sở phục vụ hai mục đích khác nhau. Lương cơ bản, như đã đề cập, là một mức lương theo thỏa thuận dân sự, cho người lao động cả trong và ngoài Nhà nước biết họ sẽ nhận được ít nhất bao nhiêu tiền khi làm một công việc nào đó. Còn lương cơ sở là mức lương quy định cụ thể trong Luật và là căn cứ để tính ra số tiền cần trả cho mỗi cán bộ, công chức nhà nước.

Lương cơ sở năm 2023 là 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo nội dung cải cách tiền lương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở được tăng thêm đáng kể, đạt 2,34 triệu đồng/tháng. Đây chưa phải con số thực nhận cuối cùng, mà sẽ được nhân với hệ số lương của từng cấp bậc công việc khác nhau, cũng như cộng thêm các khoản khác. Lương cơ sở sẽ được dùng để tính lương, tính phụ cấp, tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo pháp luật, tính các khoản trích và chế độ người lao động nhà nước được hưởng.

Talent giúp bạn tóm lược một số điểm khác biệt giữa hai khái niệm này sau đây:

  • Về cơ sở pháp lý: Lương cơ bản là khái niệm thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, còn Lương cơ sở được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của Nhà nước.
  • Về đối tượng áp dụng: Lương cơ bản áp dụng cho cả khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, trong khi lương cơ sở chỉ áp dụng cho khu vực Nhà nước.
  • Về cách xác định: Lương cơ bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình thỏa thuận giữa hai bên, còn lương cơ sở được xác định bằng con số cụ thể duy nhất trong Luật hiện hành.
  • Về chu kỳ điều chỉnh: Lương cơ bản thường thay đổi theo thỏa thuận hai bên, trong khi lương cơ sở được điều chỉnh theo tình hình kinh tế xã hội của đất nước.

Bộ phận Nhân sự cần phân biệt rõ hai khái niệm lương cơ sở và lương cơ bản để xây dựng và thực hiện đúng chính sách tiền lương, đặc biệt là trong khu vực Nhà nước. Việc tính toán, báo cáo, thống kê lương cùng các khoản như phụ cấp và chế độ sẽ chuẩn xác hơn, đảm bảo minh bạch, thông suốt và thượng tôn pháp luật.

1.4 Phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu vùng

Cùng là mức lương thấp nhất người lao động được nhận, nhưng lương cơ bản là do thỏa thuận với từng doanh nghiệp, tổ chức mà có, còn lương tối thiểu vùng là do Nhà nước đặt ra và áp dụng cho 4 địa bàn trên toàn quốc. Khái niệm lương tối thiểu vùng sinh ra để đảm bảo mức sống cần thiết cho mỗi người lao động, vì thế, lương cơ bản dù thấp đến đâu vẫn phải đạt mức này.

Mức lương tối thiểu vùng 2023 cao nhất là 4.680.000 triệu đồng/tháng ở vùng 1, và thấp nhất là 3.250.000 triệu đồng/tháng ở vùng 4. Sang năm 2024, Điều 3 Dự thảo Nghị định tăng lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ ngày 1/7/2024 quy định như sau: Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng, vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng, vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng, vùng 4 là 3.450.000 đồng/tháng.

Có thể thấy, lương cơ bản sẽ linh hoạt tùy thuộc vào mỗi cá nhân và công ty, tổ chức riêng biệt, trong khi lương tối thiểu vùng là mức sàn cứng được Nhà nước chỉ định cho từng nhóm địa phương dựa vào các yếu tố kinh tế xã hội. Bộ phận Nhân sự cần lưu ý vấn đề này để xây dựng chính sách lương thưởng đúng luật, điều chỉnh phù hợp với tình hình hàng năm, tránh những tranh chấp pháp lý không đáng có.

1.5 Ý nghĩa của việc xác định lương cơ bản

Bộ phận Nhân sự và Kế toán của doanh nghiệp cần hiểu rõ khái niệm lương cơ bản và phân biệt được với các khái niệm kể trên để phục vụ cho công tác chuyên môn của mình:

  • Xây dựng chính sách tiền lương, quản lý tiền lương và bảng lương của công ty một cách hệ thống, minh bạch và thượng tôn pháp luật. 
  • Cung cấp thông tin chính xác cho quá trình tuyển dụng, giúp ứng viên biết và so sánh được lương một cách công bằng, từ đó lựa chọn công việc phù hợp với trình độ và kinh nghiệm chuyên môn.
  • Có cơ sở để đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của người lao động, từ đó xây dựng chính sách tăng lương, thăng chức phù hợp.
  • Tránh các tranh chấp pháp lý về lương, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động theo luật định.
Ý nghĩa lương cơ bản

2. Mức lương cơ bản 2024 là bao nhiêu?

Cho đến năm 2024, lương cơ bản vẫn chưa phải khái niệm được quy định trong luật, mà linh hoạt dựa vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, vì thế không có con số chính xác cho mức lương cơ bản 2024. 

Tuy nhiên, do từ ngày 1/7/2024, Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng (tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng và tăng mức lương tối thiểu vùng lên 6% so với năm 2023), nên mức lương cơ bản trong và ngoài Nhà nước cũng sẽ gián tiếp tăng theo để đảm bảo các vấn đề pháp lý. Tác động cụ thể sẽ được làm rõ trong các công thức tính lương cơ bản sau đây.

3. Các cách tính lương cơ bản phổ biến

Như Talent đã nhấn mạnh, lương cơ bản của người lao động được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. Trên thực tế, lương cơ bản khu vực ngoài Nhà nước thường được lấy bằng mức lương tối thiểu vùng.

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2023 theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP như sau:

  • Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.
  • Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.
  • Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.
  • Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.

Mới đây, mức lương tối thiểu vùng năm 2024 theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP có sự điều chỉnh như sau:

  • Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.960.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 23.800 đồng/giờ.
  • Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.410.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 21.200 đồng/giờ.
  • Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.860.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng/giờ.
  • Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.450.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 6.600 đồng/giờ.

Riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, lương cơ bản được hiểu là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:

Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương

Theo quy định pháp luật mới nhất, mức lương cơ sở năm 2024 là 2,34 triệu đồng/tháng. Hệ số lương sẽ tùy thuộc vào từng loại công chức, nhóm và bậc lương khác nhau. Ngoài ra, từ ngày 01/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức được ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí và chức vụ. 

4. Bên cạnh lương cơ bản, tiền lương tháng của người lao động còn các khoản nào?

4.1 Thành phần tiền lương tháng của người lao động

Tùy thuộc vào từng vị trí công việc và hiệu suất làm việc mà một người lao động có thể nhận được các khoản tiền sau hằng tháng, chưa tính các khoản khấu trừ:

  • Lương cơ bản
  • Tiền làm thêm giờ: 150-300% mức lương cơ bản tùy theo loại công việc và thời gian làm thêm.
  • Phụ cấp thâm niên: Từ 5-10% mức lương cơ bản cho mỗi năm làm việc.
  • Phụ cấp nặng nhọc độc hại: Dành cho công việc có điều kiện lao động khắc nghiệt.
  • Phụ cấp khu vực: Áp dụng ở vùng sâu, vùng xa, sinh hoạt khó khăn.
  • Thưởng Tết: Thường được tính bằng 1-2 tháng lương.
  • Thưởng thành tích: Dành cho người lao động hoàn thành xuất sắc công việc hoặc đạt chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh.
  • Thưởng sinh nhật: Thường là một ngày lương.
  • Thưởng khen thưởng: Dành cho người lao động đạt giải thưởng, khen thưởng của Nhà nước.
  • Thưởng hoa hồng: Dựa trên doanh thu, lợi nhuận hoặc số lượng đơn hàng do người lao động mang lại.
  • Các khoản khác theo quy định của hợp đồng lao động, quy chế, quy định của doanh nghiệp.
Thành phần lương cơ bản

4.2 Các khoản khấu trừ từ tiền lương tháng của người lao động

Các khoản có thể được khấu trừ từ tiền lương của người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam thường bao gồm:

  • Bảo hiểm xã hội: Người lao động phải đóng 8% tiền lương thông qua người sử dụng lao động.
  • Bảo hiểm y tế: 1,5% tiền lương người lao động tự nguyện đóng hoặc do người sử dụng lao động đóng thay.
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1% tiền lương do người lao động đóng thông qua người sử dụng lao động.
  • Thuế thu nhập cá nhân: Từ 5-35% phần thu nhập chịu thuế.
  • Đoàn phí: 1% tiền lương, nếu người lao động là thành viên của công đoàn.
  • Các khoản khấu trừ khác theo quy định của pháp luật.

4.3 Công thức tính lương tháng chung cho người lao động

Từ đây, ta có công thức tính lương tháng chung cho người lao động như sau:

Tổng lương tháng = Lương cơ bản + (Các khoản phụ cấp nếu có) + (Các khoản thưởng nếu có) – (Tiền khấu trừ bảo hiểm, thuế,…)

Đọc thêm: Top 9+ phần mềm tính lương tốt nhất cho doanh nghiệp hiện đại

5. Về Base Payroll: Phần mềm tính lương tự động cho doanh nghiệp

Có thể thấy, lương tháng của người lao động được cấu thành từ lương cơ bản cùng nhiều yếu tố khác nhau, do đó việc tính toán nhanh chóng và chính xác không hề đơn giản. Base Payroll là giải pháp tính lương toàn diện với nhiều tính năng hữu ích sẽ giúp tự động hóa và đơn giản hóa quy trình tính lương của doanh nghiệp. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nhân lực so với việc tính lương thủ công, đặc biệt là khi doanh nghiệp có đến hàng trăm, hàng ngàn nhân sự.

Những tính năng quan trọng nhất của Base Payroll bao gồm

  • Tự động tính lương và quản lý bảng lương dựa trên chính sách công ty, hồ sơ nhân sự, và pháp luật.
  • Lưu trữ và quản lý dữ liệu lương an toàn, bảo mật trên đám mây, giúp bạn dễ dàng truy cập và quản lý.
  • Tích hợp liền mạch với các ứng dụng Base khác như Base HRM và Base Timesheet tạo nên một giải pháp quản trị nhân sự toàn diện.

Chẳng hạn, khi có quyết định tăng lương, hệ thống Base HRM sẽ tự động cập nhật dữ liệu mới vào hồ sơ nhân sự và áp dụng ngay. Dữ liệu chấm công trên hệ thống Base Checkin và số ngày nghỉ phép trên phần mềm Base Timeoff cũng sẽ được tổng hợp trên Base Timesheet, sau đó kết nối với Base Payroll để phục vụ quá trình tính lương. Sau khi phê duyệt trên Base Payroll, bảng lương sẽ được gửi tự động cho từng nhân viên.

  • Tùy chỉnh báo cáo và bảng điều khiển để theo dõi các chỉ số lương chính, thu thập thông tin trực quan và chi tiết về nhân sự.
  • Truy cập trên trên mọi thiết bị, cho phép bạn quản lý lương thưởng từ bất kỳ đâu.

Với phần mềm tính lương Base Payroll, doanh nghiệp có thể dành nhiều thời gian và nguồn lực hơn cho các nhiệm vũ cốt lõi như phát triển nhân lực và phát triển kinh doanh, thay vì phải mất công xử lý tay từng thủ tục trả lương hằng tháng.

Base Payroll

6. Kết luận

Vậy là trong bài viết hôm nay, bạn đã cùng Talent.vn tiếp nhận lý thuyết vỡ lòng về lương cơ bản cho người lao động Việt Nam, cùng các khái niệm liên quan khác. Hy vọng thông tin chúng tôi tổng hợp sẽ giúp bạn ngày càng nắm vững nghiệp vụ quản lý nhân sự hơn. Hãy lưu lại để xem khi cần, và đừng quên theo dõi thêm các bài viết chuyên môn trên blog tri thức của Talent.vn nhé!