Cách tính lương Gross sang Net chuẩn nhất năm 2025

Cách tính lương gross sang net

Lương Gross và lương Net là hai khái niệm quen thuộc nhưng dễ gây nhầm lẫn. Bài viết này Talent sẽ hướng dẫn cách tính lương Gross sang Net chuẩn nhất năm 2025, giúp doanh nghiệp minh bạch và nhân sự an tâm hơn với thu nhập thực nhận.

1. Khái niệm lương gross và lương net

1.1. Lương gross là gì?

Lương Gross là tổng mức thu nhập mà người lao động được doanh nghiệp thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng lao động, chưa trừ đi bất kỳ khoản chi phí bắt buộc nào như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Nói cách dễ hiểu, lương Gross chính là lương “gộp” – bao gồm toàn bộ các khoản mà người lao động được hưởng, bao gồm:

  • Lương cơ bản
  • Phụ cấp (ăn trưa, xăng xe, điện thoại, trách nhiệm, chuyên cần…)
  • Thưởng (thưởng doanh thu, thưởng hiệu suất, thưởng lễ Tết…)
  • Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN)
  • Thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

Đây là con số thể hiện tổng giá trị thu nhập trước khi khấu trừ, chứ không phải số tiền người lao động thực nhận mỗi tháng.

Công thức tính lương gross cụ thể như sau:

Lương gross = Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng + bảo hiểm + thuế (nếu có)

Lương Gross

1.2. Lương net là gì?

Lương Net là số tiền thực tế người lao động nhận được sau khi đã khấu trừ tất cả các khoản bắt buộc như: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) (nếu có). Nói cách khác, đây chính là khoản lương “cầm tay” – tức số tiền cuối cùng người lao động được chuyển khoản hoặc nhận tiền mặt mỗi kỳ trả lương.

Lương net được tính bằng công thức sau:

Lương net = Lương gross – các khoản khấu trừ bắt buộc

Lương net

1.3. Phân biệt lương gross và lương net

Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm lương này, bạn có thể tham khảo bảng so sánh sự khác biệt của lương net và lương gross sau đây:

Tiêu chíLương GrossLương Net
Khái niệmLà tổng thu nhập trước khi trừ các khoản bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.Là thu nhập thực nhận sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.
Bao gồm những gì?Lương cơ bản + Phụ cấp + Thưởng + BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN.Lương cơ bản + Phụ cấp + Thưởng (sau khi trừ BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN).
Số tiền người lao động nhận đượcCao hơn net (chưa trừ khấu trừ)Thấp hơn gross (đã trừ khấu trừ)
Trách nhiệm đóng bảo hiểm và thuếNgười lao động phải tự tính toán khoản khấu trừ từ Gross để biết thu nhập thực nhận.Công ty tính toán và đóng bảo hiểm, thuế; người lao động nhận đúng số tiền net.
Tính minh bạch, dễ kiểm soátCó thể gây nhầm lẫn nếu không biết rõ các khoản khấu trừ.Dễ kiểm soát chi tiêu cá nhân hơn vì biết chính xác thu nhập thực tế.
Tính linh hoạt khi thương lượng lươngCho phép linh hoạt đàm phán tổng quyền lợi với nhà tuyển dụng.Dễ gây hiểu nhầm cho người lao động nếu không biết mức gross tương ứng.

Ví dụ minh họa:

Nếu nhân viên A nhận được mức lương Net là 12.000.000 VNĐ, điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tính toán và trả các khoản bảo hiểm, thuế cho A dựa trên mức lương Gross tương ứng, để nhân viên A không cần tự lo các phần khấu trừ này.

Ví dụ:

  • Lương Gross tương ứng có thể là: 13.500.000 – 14.000.000 VNĐ
  • Sau khi trừ các khoản bắt buộc, A nhận đúng 12.000.000 VNĐ (Net)

2. Doanh nghiệp nên trả lương gross hay lương net cho người lao động?

Trên thực tế, cả lương gross và lương net đều có những ưu điểm riêng, tùy thuộc vào cách doanh nghiệp tổ chức quản lý nhân sự, cụ thể:

Đối với trả lương gross:

  • Minh bạch và rõ ràng: Người lao động biết rõ tổng thu nhập và phần nghĩa vụ tài chính mà mình phải đóng (bảo hiểm, thuế TNCN).
  • Chủ động tài chính cá nhân: Người lao động có thể kiểm soát và lập kế hoạch chi tiêu tốt hơn khi hiểu cấu trúc lương của mình.
  • Phù hợp với hệ thống quản lý chuyên nghiệp: Dễ dàng triển khai trên phần mềm quản trị nhân sự, tính lương, báo cáo chi phí lao động.

Đối với trả lương net:

  • Đơn giản, dễ hiểu cho người lao động: Đặc biệt phù hợp với nhóm lao động phổ thông, người mới đi làm hoặc không rành các khoản khấu trừ.
  • Tránh nhầm lẫn khi đàm phán lương: Người lao động không cần lo lắng phải trừ bao nhiêu, chỉ cần biết số tiền thực nhận.
  • Tạo cảm giác “trọn vẹn” trong thu nhập: Người lao động dễ hài lòng hơn khi không thấy thu nhập bị khấu trừ nhiều khoản.

Tóm lại, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất với mô hình của mình, miễn là đảm bảo rõ ràng, minh bạch và công bằng cho người lao động.

3. Cách tính lương gross sang net và ngược lại

3.1. Về công thức quy đổi

Cách tính lương gross sang net như sau:

Lương gross = Lương net + (BHXH + BHYT + BHTN) + Thuế TNCN + Phí công đoàn

Để đổi lương net sang lương gross, bạn có thể áp dụng công thức:

Lương net = Lương gross – (BHXH + BHYT + BHTN) – Thuế TNCN – Phí công đoàn

3.2. Giải thích các chỉ số trong công thức tính lương

Dưới đây là giải thích chi tiết các chỉ số trong công thức tính lương gross và lương net để bạn có thể hiểu rõ hơn.

Về bảo hiểm xã hội bắt buộc: Đây là khoản đóng bắt buộc theo quy định của Pháp luật. Tổng mức đóng là 32% mức lương, trong đó doanh nghiệp đóng 21,5% và người lao động đóng 10,5% gồm:

  • BHXH: 8% của lương đóng bảo hiểm
  • BHYT: 1.5% của lương đóng bảo hiểm
  • BHTN: 1% của lương đóng bảo hiểm

Về kinh phí công đoàn: Mức đóng là 1% mức lương của người lao động

Về thuế TNCN: Công thức tính như sau:

Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn giảm – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất

Thuế suất được tính theo từng mức thu nhập cụ thể, bạn có thể tham khảo bảng sau:

Bậc Mức thu nhập% Thuế suất thuế TNCN
10 – 5 triệu đồng/tháng5%
2Trên 5 – 10 triệu đồng/tháng10%
3Trên 10 – 18 triệu đồng/tháng15%
4Trên 18 – 32 triệu đồng/tháng20%
5Trên 32 – 52 triệu đồng/tháng25%
6Trên 52 – 80 triệu đồng/tháng30%
7Trên 80 triệu đồng/tháng35%

3.3. Ví dụ về cách tính lương

Anh Minh đang làm việc tại Công ty B với mức lương Gross = 18 triệu đồng/tháng.

Trong đó, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

  • BHXH: 8% x 18 triệu đồng = 1.440.000 đồng
  • BHYT: 1,5% x 18 triệu đồng = 270.000 đồng
  • BHTN: 1% x 18 triệu đồng = 180.000 đồng

Như vậy, tổng số tiền anh Minh phải trích để đóng bảo hiểm bắt buộc là:

Bảo hiểm = 1.440.000 + 270.000 + 180.000 = 1.890.000 đồng

Về khoản thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

Trường hợp 1: Anh Minh có 2 người phụ thuộc là con nhỏ, và tổng thu nhập chịu thuế là 18 triệu đồng.

Các khoản giảm trừ gồm:

  • Giảm trừ bản thân: 11.000.000 đồng
  • Giảm trừ 2 người phụ thuộc: 4.400.000 x 2 = 8.800.000 đồng
  • Các khoản bảo hiểm: 1.890.000 đồng

Thu nhập chịu thuế của anh Minh:

18.000.000 – 11.000.000 – 8.800.000 – 1.890.000 = –3.690.000 đồng

Vì thu nhập chịu thuế âm (dưới 0 đồng), anh Minh không phải đóng thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này.

Số tiền thực nhận hàng tháng của anh Minh là:

Lương Net = 18.000.000 – 1.890.000 = 16.110.000 đồng

Trường hợp 2: Anh Minh có 1 người phụ thuộc là con nhỏ, và tổng thu nhập chịu thuế là 18 triệu đồng.

Các khoản giảm trừ gồm:

  • Giảm trừ bản thân: 11.000.000 đồng
  • Giảm trừ người phụ thuộc: 4.400.000 đồng
  • Các khoản bảo hiểm: 1.890.000 đồng

Thu nhập chịu thuế của anh Minh = 18.000.000 – 11.000.000 – 4.400.000 – 1.890.000 = 710.000 đồng

Với thu nhập tính thuế chỉ 710.000 đồng, anh Minh thuộc bậc 1 của biểu thuế TNCN, nên mức thuế phải nộp là:

Thuế TNCN = 5% x 710.000 = 35.500 đồng

Số tiền thực nhận hàng tháng của anh Minh là:

Lương Net = 18.000.000 – 1.890.000 – 35.500 = 16.074.500 đồng

4. Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi tính lương để đảm bảo sự minh bạch?

Việc trả lương không chỉ là trách nhiệm tài chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng, gắn bó và niềm tin của người lao động đối với doanh nghiệp. Để đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng và tránh mâu thuẫn trong quá trình làm việc, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

  • Ghi rõ hình thức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, đặc biệt nếu trả lương net, hãy minh bạch các mức đóng bảo hiểm bắt buộc, thuế để nhân viên nắm rõ.
  • Cung cấp bảng lương minh bạch hằng tháng, thể hiện rõ: Lương cơ bản, phụ cấp, thưởng, các khoản đóng bảo hiểm, thuế TNCN…
  • Doanh nghiệp cần đảm bảo việc tính lương tuân thủ quy định về mức đóng bảo hiểm, mức lương tối thiểu vùng, biểu thuế thu nhập cá nhân, tránh sai sót dẫn đến tranh chấp hoặc bị xử phạt.
  • Cập nhật kịp thời khi có thay đổi từ cơ quan nhà nước (tăng mức đóng BHXH, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh,…).
  • Nếu có thay đổi về thời gian hoặc hình thức chi trả, cần thông báo rõ ràng và có lý do chính đáng.

Đọc thêm: Top 9+ phần mềm tính lương tốt nhất cho doanh nghiệp hiện đại

5. Tính lương tối ưu với Base Payroll – Tự động hoá quy trình, minh bạch từng con số

Việc tính lương thủ công không chỉ làm mất thời gian mà còn tiềm ẩn nhiều sai sót, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của cả bộ phận C&B lẫn người lao động. Để giảm tải áp lực cho bộ phận nhân sự và đảm bảo sự chính xác, minh bạch trong từng kỳ trả lương, Talent giới thiệu phần mềm tính lương tự động – Base Payroll.

Một vài điểm nổi bật từ Base Payroll

Linh hoạt tuỳ chỉnh công thức lương theo từng doanh nghiệp

Với hệ thống công thức có thể tuỳ biến theo từng vị trí, phòng ban hay chính sách riêng biệt, Base Payroll cho phép doanh nghiệp dễ dàng xây dựng cấu trúc tính lương riêng, phù hợp với thực tế hoạt động.

Kết nối dữ liệu liền mạch – Không còn chép tay, nhập lại

Phần mềm tự động đồng bộ dữ liệu từ các hệ thống liên quan như Base HRM (quản lý nhân sự), phần mềm chấm công hoặc file Excel. Nhờ đó, quá trình tính lương trở nên trơn tru, giảm thiểu tối đa sai sót do nhập liệu thủ công.

Tự động tính toán đầy đủ các khoản khấu trừ

Các khoản như BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN, kinh phí công đoàn sẽ được phần mềm xử lý tự động theo công thức đã thiết lập sẵn, đảm bảo chính xác tuyệt đối và đúng quy định pháp luật.

Phiếu lương cá nhân hoá – Minh bạch mọi thông tin

Hệ thống sẽ tự động xuất phiếu lương chi tiết cho từng nhân sự, bao gồm: tổng lương, phụ cấp, khấu trừ, thuế, bảo hiểm,… Phiếu lương có thể gửi trực tiếp qua email hoặc hệ thống Base, giúp nhân viên dễ dàng tra cứu và hiểu rõ bảng lương của mình.

Base Payroll

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ lương gross là gì, lương net là gì và cách tính lương gross sang net chuẩn nhất. Mỗi hình thức trả lương đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng quy mô và đặc thù của tổ chức. Doanh nghiệp có thể tham khảo và chọn hình thức phù hợp, đảm bảo sự minh bạch cũng như quyền lợi cho người lao động.

Zalo phone