Trả lương xứng đáng với năng lực, vị trí và hiệu quả làm việc là nguyên tắc cốt lõi của lương 3P – mô hình đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tối ưu chính sách đãi ngộ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng thành công. Việc xây dựng và triển khai hệ thống lương 3P đòi hỏi sự rõ ràng, minh bạch và phù hợp với đặc thù từng tổ chức.

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp áp dụng lương 3P hiệu quả? Những thách thức thường gặp là gì? Hãy cùng Talent.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Lương 3P là gì? 

Lương 3P là một mô hình tính lương dựa trên ba yếu tố chính: vị trí công việc (Pay for Position), năng lực cá nhân (Pay for Person) và hiệu quả làm việc (Pay for Performance).  Công thức tính lương 3P được thể hiện như sau:

Lương 3P = P1 + P2 + P3

Trong đó:

Không giống các phương pháp tính lương truyền thống, lương 3P kết hợp cả yếu tố khách quan (vị trí công việc) và chủ quan (năng lực, hiệu suất) để đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Điều này giúp doanh nghiệp:

Tuy nhiên, để áp dụng lương 3P hiệu quả, doanh nghiệp cần có một hệ thống đánh giá nhân sự chặt chẽ và sát với thực tế. Nếu các tiêu chí không rõ ràng hoặc chưa phản ánh đúng năng lực và đóng góp của nhân viên, mô hình này có thể khiến họ mất đi động lực, thậm chí nảy sinh tâm lý bất mãn.

Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng thích hợp để triển khai lương 3P. Dù mang lại nhiều lợi ích, hệ thống này có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu áp dụng một cách máy móc mà không cân nhắc đến đặc thù tổ chức. Nhìn chung, lương 3P thường phù hợp với:

Lương 3P là gì?

2. Cấu trúc của lương 3P

2.1 P1: Pay for Position – Trả lương theo vị trí công việc

Pay for Position (P1) hay trả lương theo vị trí công việc là phương pháp xác định mức lương dựa trên vị trí hoặc chức danh của nhân sự trong tổ chức. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp chi trả một mức lương cố định cho vị trí công việc nhất định, bất kể ai đảm nhiệm vị trí đó.

Cơ chế này giúp doanh nghiệp quản lý quỹ lương một cách khoa học, đồng thời tạo ra sự công bằng giữa các nhân sự có cùng vai trò. Mức lương cho từng vị trí thường được xác định dựa trên khảo sát thị trường lao động, chiến lược phát triển của công ty, cũng như mức độ đóng góp của vị trí đó đối với tổ chức.

Để xác định mức lương cho từng vị trí, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố quan trọng như:

Ví dụ: Công ty ABC áp dụng hệ thống lương theo vị trí cho phòng Marketing như sau:

Với hệ thống này, mọi nhân viên ở cùng một vị trí sẽ nhận mức lương trong khoảng cố định, không phụ thuộc vào năng lực cá nhân hay hiệu suất làm việc (sẽ được điều chỉnh ở P2 và P3).

2.2 P2: Pay for Person – Trả lương theo năng lực cá nhân

Trả lương theo năng lực cá nhân (Pay for Person – P2) là phương pháp xác định mức lương dựa trên năng lực thực tế của từng nhân viên, thay vì chỉ dựa trên vị trí công việc. Mô hình này đảm bảo mức thu nhập phản ánh đúng giá trị mà cá nhân đóng góp cho tổ chức, từ đó tạo động lực cho nhân viên nâng cao trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm để gia tăng thu nhập.

Hệ thống trả lương theo năng lực cá nhân thường dựa vào ba nhóm yếu tố chính:

Một công ty áp dụng hệ thống lương theo năng lực cho vị trí Chuyên viên Marketing. Nhân viên A có 1 năm kinh nghiệm, chỉ biết viết content và SEO cơ bản, nên được xếp bậc 1 với lương 10 triệu. Trong khi đó, nhân viên B có 3 năm kinh nghiệm, thành thạo SEO, content và quảng cáo, nên vào bậc 2 với lương 15 triệu.

Sau 1 năm, nếu A học thêm và có chứng chỉ Google Ads, họ được xét lên bậc 2, tăng lương lên 14 – 16 triệu. Ngược lại, nếu B quản lý được dự án lớn và có thành tích tốt, họ có thể lên bậc 3, hưởng mức 20 – 22 triệu. Ngoài ra, công ty còn có chính sách thưởng cho chứng chỉ chuyên môn (+2 triệu) và thâm niên (+1 triệu), giúp nhân viên có động lực phát triển.

2.3 P3: Pay for Performance – Trả lương theo kết quả công việc

Pay for Performance (P3) là chính sách trả lương dựa trên hiệu suất làm việc của nhân viên. Đây là phần lương phản ánh trực tiếp kết quả mà nhân viên tạo ra cho doanh nghiệp, giúp thúc đẩy tinh thần làm việc và tạo động lực để họ liên tục cải thiện năng suất.

Để áp dụng P3 hiệu quả, doanh nghiệp cần thiết lập các tiêu chí đánh giá rõ ràng và minh bạch, thường được đo lường qua KPI (Key Performance Indicators) hoặc OKR (Objectives and Key Results). Một số phương pháp phổ biến:

Ví dụ, một nhân viên kinh doanh có mức lương cứng (P1 + P2) và nhận thêm 5% hoa hồng trên doanh số. Nếu tháng này anh ấy đạt doanh số 100 triệu, thì ngoài lương cứng, anh ấy sẽ nhận thêm 5 triệu từ P3. Nếu vượt chỉ tiêu 120 triệu, anh ấy được thưởng thêm 3% doanh số, tức tổng P3 là 10,6 triệu.

Cấu trúc lương 3P

3. Lợi ích của lương 3P đối với doanh nghiệp và nhân viên

Áp dụng cách tính lương 3P bên cạnh việc giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống đãi ngộ hợp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người lao động. Khi thu nhập gắn liền với năng lực và kết quả công việc, cả doanh nghiệp lẫn nhân viên đều có động lực để không ngừng phát triển. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của mô hình lương 3P:

Đọc thêm: Lương cơ bản là gì? “Hiểu đúng” để “Tính đúng” lương cơ bản

4. Quy trình xây dựng hệ thống lương 3P hiệu quả

4.1 Xác định khung lương theo từng vị trí công việc

Khung lương theo P1 (Position) được xây dựng dựa trên giá trị của từng vị trí trong doanh nghiệp. Để thiết lập một hệ thống lương hợp lý, doanh nghiệp cần xác định rõ cơ cấu tổ chức, phân cấp chức danh và mức đãi ngộ tương ứng.

P1 là nền tảng của hệ thống lương 3P, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các yếu tố còn lại. Vì vậy, quá trình xây dựng khung lương theo P1 cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, kết hợp giữa phân tích nội bộ và tham chiếu thị trường. Nếu không xác định đúng ngay từ đầu, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tuyển dụng, giữ chân nhân tài hoặc dẫn đến tình trạng trả lương không phù hợp với giá trị thực tế của vị trí đó.

4.2 Thiết lập hệ thống đánh giá năng lực nhân viên

Hệ thống lương theo năng lực (P2 – Person) được xây dựng dựa trên khả năng, kỹ năng và thái độ làm việc của từng cá nhân. Doanh nghiệp cần đi sâu vào cách thiết lập hệ thống đánh giá năng lực nhằm đảm bảo việc trả lương được thực hiện công bằng, minh bạch và có căn cứ rõ ràng. Các bước thiết lập hệ thống đánh giá năng lực:

4.3 Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu suất làm việc

Không giống như lương P1 (theo vị trí) mang tính cố định hay P2 (theo năng lực) phản ánh khả năng cá nhân, P3 thay đổi linh hoạt tùy vào mức độ hoàn thành công việc. Việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất theo P3 đòi hỏi doanh nghiệp xác định rõ các tiêu chí đánh giá, thiết lập KPI phù hợp cho từng bộ phận và vị trí.

Các bước thiết lập tiêu chí đánh giá hiệu suất theo P3:

4.4 Công khai, minh bạch chính sách lương thưởng trong nội bộ

Khi hệ thống lương theo P1, P2 và P3 đã được xây dựng, việc quan trọng tiếp theo là đảm bảo nhân viên hiểu rõ cơ chế này. Doanh nghiệp cần công khai chính sách lương thưởng một cách rõ ràng thông qua các kênh nội bộ như tài liệu hướng dẫn, hệ thống tra cứu hoặc các buổi phổ biến thông tin.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần duy trì cơ chế tiếp nhận và giải đáp thắc mắc liên quan đến lương thưởng. Khi nhân viên có thể chủ động tìm hiểu và trao đổi, các vấn đề hiểu lầm sẽ được hạn chế. Sự minh bạch trong chính sách lương không chỉ giúp xây dựng lòng tin mà còn thúc đẩy tinh thần làm việc và sự gắn kết trong nội bộ.

4.5 Đưa vào triển khai thực tế

Đây là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những xáo trộn không đáng có. Nếu trước đó doanh nghiệp chưa có một hệ thống lương chuẩn hóa, có thể cần đánh giá lại năng lực nhân viên và điều chỉnh mức lương phù hợp trước khi áp dụng chính sách mới.

Quá trình triển khai cần có sự theo dõi và đánh giá định kỳ của đội ngũ HR cùng ban lãnh đạo để đảm bảo chính sách lương hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp nên thu thập phản hồi từ nhân viên, xem xét mức độ phù hợp của các tiêu chí đánh giá và sẵn sàng điều chỉnh nếu cần.

Hệ thống lương 3P

5. Những thách thức khi áp dụng lương 3P

Dù mang lại nhiều lợi ích, mô hình lương 3P cũng đi kèm với những thách thức trong quá trình triển khai. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo hệ thống lương vận hành hiệu quả và công bằng. Dưới đây là một số khó khăn phổ biến:

Đọc thêm: Top 9+ phần mềm tính lương tốt nhất cho doanh nghiệp hiện đại

6. Phần mềm hỗ trợ triển khai lương 3P hiệu quả trong doanh nghiệp

Việc áp dụng lương 3P đòi hỏi một hệ thống quản lý nhân sự chuyên nghiệp, từ thiết lập khung năng lực, theo dõi hiệu suất đến tính toán lương thưởng minh bạch. Nhưng làm thế nào để triển khai hiệu quả mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức? Câu trả lời chính là Base Payroll – phần mềm tính lương chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tự động hóa toàn bộ quy trình lương thưởng, đảm bảo công bằng, minh bạch và chính xác tuyệt đối. 

Với phần mềm Base Payroll, doanh nghiệp có thể:

Base Payroll

7. Kết luận

Việc xây dựng hệ thống lương 3P không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí mà còn tạo ra một môi trường làm việc công bằng, minh bạch và có tính khuyến khích cao. Khi lương thưởng phản ánh đúng năng lực và đóng góp, nhân sự sẽ có động lực phát triển, còn doanh nghiệp thì giữ chân được nhân tài, nâng cao hiệu suất tổng thể. Base.vn hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một hệ thống lương hiệu quả, vừa tối ưu chi phí vừa tạo động lực cho nhân viên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *